Bện cáp thép phương pháp thông thường làm cho chiều dài tiếp xúc bên ngoài của sợi cáp ngắn lại bằng cách làm cho hướng bện của bó cáp tạo thành cáp dây thép và hướng bện của sợi cáp tạo thành bó cáp ngược nhau. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong các lĩnh vực máy móc, xây dựng, tàu thuyền, thủy sản.
Cách bện dây cáp thép song song
Phương pháp bện cáp thép làm cho chiều dài tiếp xúc bên ngoài của sợi cáp dài hơn bằng cách tạo cho hướng bện của bó cáp tạo thành cáp dây thép và hướng bện của sợi cáp tạo thành bó cáp giống nhau.
Thành phần chính của dây cáp thép
Dây cáp thép cấu tạo gồm có các thành phần chính như sau:
Sợi thép lõi (center wire)
Sợi thép chính (wire) hay còn gọi là tăm cáp là thành phần cấu tạo nên các tao cáp
Tao cáp (strand) do các sợi thép xoắn lại tạo thành
Bó cáp / Sợi cáp (cable) hình thành từ việc bện các tao cáp lại với nhau
Sợi cáp lõi (core) là thành phần quan trọng giúp định hình các tao cáp
Các chiều bện (xoắn) cáp thép (Lay)
Cáp thép có các kiểu bện thường gặp trên thị trường như sau:
Left lay: xoắn trái
Right lay: xoắn phải
Regular lay hay Ordinary lay: Nghĩa là tao và sợi cáp được xoắn ngược hướng nhau (tao xoắn trái, sợi cáp xoán phải hoặc ngược lại)
Lang lay: Nghĩa là hướng quấn tao và hướng quấn sợi cáp trên cùng 1 hướng và các sợi cáp tạo thành 1 góc cố định với trục của dây cáp.
Hướng của sợi cáp không ảnh hưởng tới lực kéo đứt của cáp, nhưng sự kết hợp về chiều xoắn của tao cáp và chiều xoắn của cả sợi cáp sẽ ảnh hướng lớn tới tính chất của sợi cáp thép.
Phân loại theo số lần bện dây cáp thép : gồm 3 loại: bện đơn, bện đôi, bện 3
Cáp bện đơn: hay được gọi là tao cáp, các sợi cáp được bện xoắn lại 1 lần, dùng để treo hoặc buộc.
Cáp bện đôi: gồm các dánh cáp bện lại với nhau tạo thành cáp. Loại này sử dụng nhiều nhất trong máy nâng.
Cáp bện ba: được bện từ cáp bện đôi
Phân loại theo cách bện: cáp thép bện xuôi và cáp thép bện ngược
Cáp bện xuôi (lang lay): Chiều bện của các sợi trong dành với chiều bện của dành quanh lõi cùng chiều nhau. Loại này tuổi thọ cao, mềm dẻo, nhưng dễ bung ra và có xu hướng tự xoắn lại khi để chủng. Vậy nên, cáp bện xuôi thường được dùng trong việc neo giằng, cố định và thường được gọi là
Phân loại theo số lõi: gồm lõi cứng, lõi mềm, nhiều lõi, không lõi
Cáp lõi mềm cấu tạo có lõi được làm từ sợi thực vật như sợi đay, gai… Loại lõi này có tác dụng giữ dầu mỡ để bôi trơn cáp, giúp cáp mềm dẻo dễ uốn cong qua puli, tang tời.
Cáp lõi cứng thường dùng để neo giữ, cố định vật. Cáp lõi cứng thường được dùng làm cáp cẩu hàng, cẩu trục
Cách tính lực kéo và hệ số an toàn của dây cáp thép
Lực kéo của dây cáp thường được đo bằng tấn (khoảng 1000 ký). Trong các tài liệu được công bố, lực kéo của cáp được thể hiện là lực phá vỡ tối thiểu (MBF) hoặc cường độ danh nghĩa (được in trên catalog). Chúng đề cập đến các chỉ số về lực kéo đã được chấp nhận bởi ngành công nghiệp dây cáp.
Khi được thử nghiệm về lực kéo, một sợi dây mới sẽ bị đứt ở mức bằng – hoặc cao hơn – lực phá vỡ tối thiểu được ghi trên sợi dây đó.
Phương pháp tính toán hệ số an toàn của dây cáp thép
a. Công thức tính hệ số an toàn của cáp dây thép
b. Tải trọng treo trên 1 hàng cáp dây thép của thiết bị nâng 30 tấn Tải trọng treo trên ròng ròng có móc 30 tấn được tính bằng cách thêm 0.8 tấn khối lượng riêng của móc thành 30.8 tấn.
c. Tải trọng phá hủy cần thiết của cáp dây thép
Hệ số an toàn của cáp dây thép của thiết bị nâng : Trên 5
d. Lựa chọn cáp dây thép cần thiết
Đường kính của dây đối với tải trọng phá hủy cáp dây thép 21,85 tấn trường
hợp số 6 (6×33) KSD3514 như sau:
Đường kính cáp dây thép | Loại A |
20mm | 21.2 tấn |
22.4mm | 28.4 tấn |
25mm | 33.2 tấn |
Do đó chúng ta lựa chọn đường kính cáp dây thép là 22.4mm
e. Hệ số an toàn tính toán đối với cáp dây thép